Cấp giấy phép lao động do sang công ty mới làm cùng chức vụ
Cấp giấy phép lao động do sang công ty mới làm cùng chức vụ
Thủ tục xin cấp mới giấy phép lao động khi qua công ty mới nhưng vẫn giữ nguyên vị trí công việc
Theo quy định của Nghị định 11/2016/NĐ-CP, nếu có sự thay đổi về địa điểm làm việc sẽ phải cấp lại giấy phép lao động cho người lao động.
”Điều 13. Các trường hợp cấp lại giấy phép lao động
1. Giấy phép lao động còn hạn bị mất, hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trong giấy phép lao động, thay đổi địa điểm làm việc, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 8 Điều 10 Nghị định này
2. Giấy phép lao động còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày.
Địa điểm làm việc ghi trên giấy phép lao động là địa chỉ nơi người lao động nước ngoài làm việc. Thay đổi địa chỉ làm việc ghi trên giấy phép lao động là việc người lao động nước ngoài được cử, điều động hoặc biệt phái đến làm việc toàn bộ thời gian tại chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc cơ sở khác của người sử dụng lao động tại cùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.”
= > Phải cấp lại giấy phép lao động, nên trường hợp người nước ngoài sang công ty mới làm việc nhưng vẫn giữ nguyên vị trí công việc sẽ phải làm hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động như bình thường.
Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. (Mẫu 07 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH);
- 02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
- Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật và giấy phép lao động đã được cấp (trừ trường hợp bị mất);
- Giấy phép lao động (Bản gốc hoặc bản sao y chứng thực)
- Công văn chấp thuận sử dụng lao động tại công ty mới (theo mẫu số 01)
- Các giấy tờ liên quan đến người lao động: Các giấy tờ này phụ thuộc vào hình thức người lao động đến làm việc tại Việt Nam. Ví dụ người lao động làm việc tại Việt Nam với tư cách nhà quản lý sẽ phải có quyết định bổ nhiệm/ quyết định điều động nội bộ, thư xác nhận công việc.
Quý khách cần gia tư vấn xin cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ!
Tin mới:
Tin cũ hơn:
- Cách điền mẫu số 5 xin xác nhận miễn giấy phép lao động
- Danh sách bệnh viện khám sức khỏe cấp giấy phép lao động tại TP.Hồ Chí Minh
- Trình tự, thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự
- Điều kiện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
- Các biểu mẫu, tờ khai, đơn đề nghị liên quan đến việc xin cấp mới, gia hạn, cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài
- Hướng dẫn cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài qua mạng theo thông tư số 23/2017/TT - BLĐTBXH
- Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam (chi tiết)
- Danh sách bệnh viện khám sức khỏe cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam
- Danh mục 11 ngành dịch vụ được miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam
- Thông tư 35/2016/TT-BCT quy định người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ cấp miễn giấy phép lao động